1. Núi Sam :
Núi Sam là một trong những ngọn núi của vùng Bảy Núi nổi tiếng ở An Giang. Tọa lạc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên xung quanh Núi Sam có rất nhiều đồng lúa và kênh rạch chằng chịt. Có đến gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu rải rác xung quanh Núi Sam từ chân núi, sườn núi cho đến đỉnh núi. Nhớ cầm theo máy ảnh, điện thoại để chụp hình. Khung cảnh hai bên triền núi rất thơ mộng và nên thơ đấy!
2. Khu Du Lịch Núi Cấm :
Núi Cấm là một trong bảy ngọn núi thuộc vùng Bảy Núi nổi tiếng của An Giang. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch được yêu thích của khách thập phương khi trải nghiệm vùng miền sông nước. Tọa lạc của Núi Cấm là tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách thành phố Châu Đốc khoảng 39 Km.
3. Rừng Tràm Trà Sư :
Rừng Tràm Trà Sư là một trong những hệ sinh thái rừng tràm ngập nước đa dạng với những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mông, đậm chất thơ sẽ giúp bạn quên đi hết mọi khó khăn, buồn phiền của cuộc sống thường ngày.
4. Chùa Tây An :
Chùa Tây An tọa lạc ở ngã ba Núi Sam. Được thiết kế theo cấu trúc chữ "tam" và là sự kết hợp của phong cách nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Hồi Giáo và kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Bạn thể kết hợp tham quan chùa Tây An và cầu an cho gia đình mình.
5. Chùa Hang (Chùa Phước Điền) :
Chùa Hang được gắn liền với sự tích thuần phục rắn của Bà Thợ. Tương truyền, bà Thợ vì muốn từ bỏ cuộc sống đời thường nhiều trái ngang, nhiều bất công nên đã lập am tu hành tại một hang sâu yên tĩnh ở khu vực núi Sam. Nhờ vào công đức tu hành của mình mà bà đã thuần phục được cặp rắn lớn sống trong hang sâu đó. Mến mộ công đức của bà, người dân đã quyên góp xây dựng và mở rộng ngôi chùa lớn hơn và từ đó được đặt tên là Chùa Phước Điền (hay còn được gọi là chùa Hang).
6. Làng Chăm Châu Giang :
Làng Chăm Châu Giang vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc, văn hóa độc đáo của người Chăm như: làng nghề thủ công truyền thống, nhà sàn, thánh đường,….
7. Chợ Tịnh Biên :
Chợ Tịnh Biên còn được khách du lịch mệnh danh là "vương quốc mắm" – đặc sản của vùng sông nước Châu Đốc – An Giang. Điển hình như: mắm cá linh, mắm thái, mắm sọc, mắm trê, mắm lóc,… Với vị trí cách cửa khẩu hải quan Việt Nam – Campuchia khoảng 3km, chợ Tịnh Biên là điểm đến thông dụng của khách du lịch trong nước và nước ngoài. Đồng thời cũng là nơi cung cấp hàng hóa cho các đầu mối ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. 8. Miếu Bà Chúa Xứ :
Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những di tích lịch sử - kiến trúc tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang. Và đây cũng là đích đến chính của các khách du lịch trong nước đến hành hương, cầu an, cầu may mắn, cầu phúc lộc.... Năm 2012, Miếu Bà Chúa Xứ được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc Gia. Cùng với đó lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) cũng được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.
9. Kênh Vĩnh Tế :
Được ông Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo xây dựng từ những năm 1819 – 1824, Kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc và cửa biển Hà Tiên. Ngày nay, hệ thống kênh Vĩnh Tế vẫn đang được sử dụng để cung cấp phần lớn nước cho người dân trồng lúa xung quanh khu vực núi Sam. Điều đặc biệt là ở đây là Kênh Vĩnh Tế được xây dựng hoàn toàn bằng tay và các công cụ thô sơ. Nó là mồ hôi và nước mắt của người dân Châu Đốc.
10. Làng Nổi Châu Đốc :
Làng Nổi Châu Đốc nằm trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Người dân ở đây họ chủ yếu dùng các phương tiện như ghe, xuồng, canô để di chuyển. Mọi hoạt động sinh hoạt, buôn bán đều được thực hiện trên sông. Đến với Làng Nổi Châu Đốc, bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác đi trên tắc ráng, vỏ lãi hay xuồng gắn máy đuôi tôm để di chuyển từ nơi này qua nơi khác.
11. Lăng Thoại Ngọc Hầu :
Cách khu vực miếu Bà Chúa Xứ - chùa Tây An khoảng 25m, Lăng Thoại Ngọc Hầu là kiến trúc lịch sử được tu bổ để tưởng nhớ và thờ cúng ông Thoại Ngọc Hầu – là một trong những người có công lớn trong công cuộc khai phá và mở rộng bờ cõi vùng đồng bằng sông Cửu Long.
♻️ Xem thêm : Từ Sài Gòn đi Châu đốc bao nhiêu km?
♻️ Xem thêm : Những món ngon ở Châu Đốc không thể bỏ qua