Đèo Ô Quy Hồ hay Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài , hiểm trở và cũng hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam . Do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn hoặc đèo Mây với đỉnh đèo quanh năm mây phủ , tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ . Trước đây hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết , gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái . Theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này . Đến mùa đông phong cảnh đèo Ô Quý Hồ đẹp lạ lùng, ít nơi nào có được bởi tuyết bay trắng rừng . Đèo Ô Quy Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên đây là con đường cao nhất Việt Nam dài hun hút , lẩn khuất trong những vách núi , thoắt ẩn thoắt hiện , phong cảnh núi rừng hùng vĩ và ấn tượng .
Đây là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Thái tên Pha Đin có nghĩa Pha nghĩa là "vách" , Đin là "đất" . Nơi đây kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin . Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo . Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu . Nhưng phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La . Khi đặt chân lên đến đỉnh đèo Pha Đin , du khách sẽ cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc cùng những dãy núi trùng điệp nhấp nhô , trải rộng khắp không gian , nếu nhìn xuống dưới thung lũng thấp thoáng vài ngôi nhà sàn , cảnh vật hiện ra như bức tranh huyền ảo . Đỉnh đèo có độ cao hơn 1.000 m có chút se lạnh , gió mát , không khí trong lành , đến gần trưa bầu trời trong xanh , hoa lá , cảnh vật như khoác lên mình chiếc áo mới , cảnh sắc dưới ánh nắng càng tươi xanh , tràn ngập sức sống . Ngoài ra nơi đây có ngọn đồi chong chóng với nhiều màu sắc sặc sỡ là điểm thu hút cho mọi người khi đến đây .
Là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 được mệnh danh là một trong “ tứ đại đèo ” với độ dài trên 30 km . Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn , Mù Cang Chải , Tú Lệ , Chế Cu Nha , Nậm luôn khiến nhiều người chọn làm nơi dừng chân . Đèo cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển cái tên giải thích theo tộc Thái nghĩa là “ Sừng Trời ” vì các chóp núi thường nhô lên giữa biển mây bao quanh như một chiếc sừng . Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông , Thái . Và một ngày ở Khau Phạ có tới 4 mùa : Xuân , Hạ , Thu , Đông . Đèo này thường xuyên mịt mù mây phủ và có năm trời quá lạnh, băng tuyết phủ kín trên đỉnh đèo . Nơi đây tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng mờ ảo trong sương sớm , đèo nhìn Khau Phạ hiện ra rực rỡ giữa đất trời xanh thẳm , mang vẻ đẹp hùng vĩ tới nao lòng . Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh .
Đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng ngay cả với những phượt thủ chuyên nghiệp bởi đường đi vô cùng khủng khiếp . Với một chút bất cẩn , vực thẳm sẽ chờ đón bạn bất cứ lúc nào , hiện con đường đã được nâng cấp dễ đi hơn nhưng không có nghĩa là nó đã bớt nguy hiểm . Phải nói vui là sạc lở đất đá là “đặc sản” và sương mù thì lúc nào cũng có như cơm bữa . Nhưng điều thu hút nhất của cung đường Pa Tần – Mường Tè chính là những khung cảnh hùng vĩ mà núi rừng Tây Bắc mang đến cho bạn , không thua kém gì Mã Pí Lèng của Hà Giang .
Mệnh danh là một trong hai ngã ba biên giới là ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung thuộc địa phận A Pa Chải là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam , nơi này được mọi người nói vui là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy" . Sở hữu độ cao 1864 m so với mực nước biển , nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số . "A Pa Chải" trong tiếng Hà Nhì được lý giải là vùng đất bằng phẳng , rộng lớn . A Pa Chải nằm trên đỉnh núi Khoang La San thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé xã có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Hà Nhì chiếm đa số bằng 98% . Phải chạy xe rất lâu bạn mới có thể thấy được một vài bản làng nhỏ nằm ẩn khuất dưới những thung lũng xung quanh con đường chỉ có cỏ cây, hoa lá, núi rừng, tiếng chim hót và tiếng suối chảy nghe rõ mồn một từ trên cao . Cột mốc A Pa Chải được làm bằng đá granit , cắm giữa một hình lục giác , bên ngoài cùng là khối vuông diện tích 5x5m , cột cao 2 mét có 3 mặt quay về 3 hướng , mỗi mặt có khắc tên nước bằng nhiều tiếng và quốc huy của mỗi quốc gia .
Nơi đây là thung lũng nhỏ xinh xắn nằm giữa những dãy núi Tây Bắc hùng vỹ . Dù không nổi tiếng như cao nguyên Mộc Châu gần đó, nhưng nơi đây lại ẩn chứa một vẻ đẹp thơ mộng khiến bạn đến đây không khỏi xao xuyến và muốn được quay lại mãi . Về địa lý thì Mai Châu là huyện cuối cùng của Hòa Bình, tiếp giáp với Mộc Châu của Sơn La và Pù Luông của Thanh Hóa . Khác những cung đường khác cũng không quá khó , rất phù hợp cho những phượt thủ mới hoặc những người muốn thử cảm giác lần đầu tự lái xe qua những cung đường đèo .
Cảnh đẹp tại những cung đường này là món quà quý giá cho chuyến đi phượt có phần gian nan và hiểm trở của bạn . Nếu bạn muốn một chuyến đi đầy thử thách và một cái nhìn khác về Tổ quốc thì còn chần chờ gì . Xách ba lô và đi thôi
Xem thêm những bài viết khác của e.com.vn 👇🏻 nhé
Bài viết mới
Bài viết liên quan