Mua máy chạy bộ tại nhà là lựa chọn của những người không có nhiều thời gian luyện tập thể dục thể thao 1. Không khởi động làm nóng cơ thể
Không khởi động làm nóng cơ thể trước khi chạy là một sai lầm phổ biến nhất mà hầu như ai cũng mắc phải khi sử dụng máy tập chạy bộ tại nhà. Bạn đã bao giờ nóng lòng nhảy lên máy chạy luôn mà không khởi động làm nóng các khớp chưa? Đã vậy, nhiều người còn tăng tốc độ đột ngột lên ngưỡng mà mình mong muốn khiến cơ thể bị ức chế, gây mất sức ngay những ngày tập đầu tiên, dẫn đến việc duy trì thói quen chạy bộ hàng ngày thật khó khăn. Hơn nữa, với cách sử dụng máy chạy bộ tại nhà như vậy sẽ khiến lượng calo của bạn không được đốt cháy một cách tối đa. Ngoài ra, việc tăng tốc độ đột ngột và không khởi động làm nóng cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút, trật khớp chân, khiến bạn rất dễ bị chấn thương.
Khởi động nóng cơ thể giúp bạn tránh được chấn thương khi chạy
2. Không giảm tốc độ từ từ khi muốn kết thúc buổi tập
Khi muốn kết thúc cuộc luyện tập trên máy chạy bộ tại nhà, người tập thường giảm tốc độ đột ngột về zero ngay lập tức và tắt máy. Tuy nhiên thói quen sử dụng máy tập chạy bộ tại nhà này là sai. Hiện nay, hầu hết các máy chạy bộ tại nhà đều có chế độ tự động giảm tốc độ khoảng 30 giây để giảm tốc sau khi bạn tắt máy. Bạn nên giảm tốc độ từ từ, từ chạy nhanh, chạy chậm rồi đi bộ sau đó thì dừng hẳn, điều này sẽ giúp bạn tránh những cơn chuột rút và không bị chóng mặt khi bước xuống khỏi máy. Bởi bạn cần biết rằng, khi giảm tốc độ đột ngột sẽ khiến nhịp tim của bạn cũng giảm theo khiến bạn bị chóng mặt, dẫn đến hoa mắt, có thể ngã gây chấn thương. Vì vậy, việc giảm tốc độ một cách từ từ sẽ giúp giảm nhịp tim một cách nhẹ nhàng.
Giảm tốc độ đột ngột khi chạy là nguyên nhân khiến bạn chóng mặt khi dừng lại
3. Giữ tay vịn khi chạy
Trong cách sử dụng máy tập chạy bộ tại nhà, nhiều người có thói quen vịn tay vào thanh vịn của máy, điều này sẽ tạo cho bạn sự an toàn, ổn định khi chạy nhưng đây không phải là một thói quen tốt. Giữ vào thanh vịn sẽ làm giảm hiệu quả chạy của bạn, thậm chí nó còn khiến tư thế chạy của bạn không được thoải mái, có thể ảnh hưởng đến cổ và lưng của bạn.
Giữ vào tay vịn nhiều khi chạy nguy cơ khiến bạn bị đau cổ và đau lưng
4. Bước ra khỏi máy chạy bộ khi máy vẫn đang hoạt động
Nhiều người muốn rời khỏi máy chạy khi nó vẫn đang hoạt động bởi lý do nào đó và cách họ thường làm là tắt máy ngay hoặc nhảy khỏi máy khi máy đang hoạt động. Bạn có thể nghĩ rằng đó là không có vấn đề gì, nhưng điều này không hề tốt một chút nào. Vì bạn đã tự đốt cháy giai đoạn giảm tốc độ từ từ xuống khiến cơ thể của bạn không thích nghi kịp, nhịp tim giảm nhanh ghê chóng mặt, mất thăng bằng khi bước ra khỏi máy chạy. Kết quả là bạn có thể bị ngã, bị thương nặng khi dừng hoạt động đột ngột.
Rời máy chạy bộ khi máy vẫn đang hoạt động có thể khiến bạn bị ngã vì mất thăng bằng
5. Sử dụng độ nghiêng không phù hợp
Hầu hết các máy chạy bộ tại nhà đều cho phép bạn điều chỉnh được độ dốc của máy. Điều này có thể làm tăng hiệu suất của bạn khi chạy, tuy nhiên, nhiều người lạm dụng khi sử dụng độ nghiêng quá dốc khi chạy. Điều này khiến bạn có thể rơi ra khỏi máy nếu tốc độ quá nhanh. Hơn thế nữa, bạn đang gián tiếp gây áp lực lên lưng khi bạn tăng độ dốc của máy. Để tốt hơn, bạn có thể tham khảo lời khuyên của các huấn luyện viên hoặc sử dụng một mức dốc khiêm tốn phù hợp với mình.
Sử dụng độ dốc của máy thích hợp sẽ khiến cuộc chạy bộ của bạn hiệu quả hơn
6. Tối ưu hóa khả năng đập của nhịp tim
Hầu hết các máy tập chạy bộ đều có dụng cụ để đo nhịp tim của bạn. Bạn nên tận dụng điều này. Ngay cả khi bạn chạy với tốc độ cao nhất, bạn nên giữ nhịp tim dưới 85% mức tối đa cho phép. Nếu bạn vượt qua giới hạn đó thì vô tình bạn đã khiến trái tim của mình hoạt động quá sức, lương oxi không đủ cung cấp cho cơ thể. Bạn nên nhớ rằng, nhịp tim đập tối đa không giúp bạn đốt nhiều calo hơn mà còn gây ra sự mệt mỏi cho cơ thể, tình trạng kiệt sức, gây chân thương.
Để nhịp tim chạy quá mức tối đa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi mà không đốt được nhiều calo hơn
7. Sử dụng đôi giày không phù hợp
Việc tìm được một đôi giày phù hợp với kích thước chân của bạn là vô cùng quan trọng. Một đôi giày phải vừa vặn, êm ái, dễ dàng di chuyển mới khiến cuộc chạy bộ của bạn đạt hiệu quả được.
Đôi giày chạy bộ sẽ giúp tránh được những chấn thương
8. “Làm ngơ” những cánh tay khi chạy
Nhiều người chỉ sử dụng đôi chân của mình nhưng không hề sử dụng hoặc sử dụng rất ít cánh tay của mình. Những cánh tay sẽ giúp bạn giữ thăng bằng trong khi tập luyện. Vì thế, cách dùng máy tập chạy bộ tại nhà hiệu quả là hãy lưu ý đến đôi tay của mình, đừng làm ngơ nó.
Cánh tay sẽ giúp bạn giữ thăng bằng khi chạy trên máy chạy bộ
9. Không chuẩn bị đồ trước khi lên máy chạy bộ
Hai thứ cần thiết đề cuộc chạy bộ của bạn thành công đó chính là nước và khăn thấm mồ hôi. Hầu hết các máy chạy bộ đều có chỗ để đựng 2 đồ này.
Nước và khăn thấm mồ hôi là 2 vật không thể thiếu để bạn không bị mất nước trong quá trình chạy
10. Biết được tốc độ chạy của mình
Mục đích của những cuộc chạy bộ là rèn luyện sức bền, rèn luyện cơ thể. Điều quan trọng là bạn phải cảm thấy tốc độ mình lựa chọn phù hợp với mình không quá chậm hoặc không quá nhanh. Nếu chạy quá chậm, khiến cơ thể của bạn chẳng có sự tiến bộ nào. Còn nếu chạy quá nhanh, vô tình bạn đã đẩy cơ thể của bạn vào một tình huống ức chế dẫn đến đau nhức, thương tích. Tất cả các triệu chứng viêm dây chằng đến đau chân đều bắt nguồn từ lý do này. Nếu bạn muốn chạy tốc độ cao hơn thì hãy chăm chỉ luyện tập để dần nâng cao tốc độ của mình. Đừng đốt cháy giai đoạn vì “dục tốc bất đạt” mà phải không các bạn. Do vậy, bạn hãy bình tĩnh đừng nôn nóng mà gây ra cho mình những chấn thương không đáng có.
Với 10 sai lầm khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà được điểm qua trên đây, hi vọng bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm và biết cách sử dụng máy tập chạy bộ tại nhà hiệu quả, an toàn.