thói quen ngủ thể hiện tình hình sức khỏe của bạn

Giấc ngủ là phần không thể thiếu đối với sức khỏe nhưng thiếu ngủ dễ tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe của bạn.
"Ngủ ngon, cùng với chăm tập thể dục và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là những yếu tố cơ bản của một lối sống lành mạnh," Carl Bazil, trưởng Khoa Động kinh và Giấc ngủ tại trường Đại học Y Columbia nói. 

"Giấc ngủ là một phần không thể thiếu đối với sức khỏe, nó là cách để bạn tự chăm sóc chính bản thân mình”. Ngược lại, thiếu ngủ thường dễ dàng tiết lộ những vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể bạn.

Triệu chứng: Nếu không đặt đồng hồ báo thức, bạn ngủ liền 14 tiếng
hay met va buon ngu vi sao

Điều này có nghĩa là: Tuyến giáp hoạt động kém hoặc nhiễm khuẩn âm thầm.

Hầu hết mọi người chỉ cần ngủ 7 đến 9 tiếng để cảm thấy tỉnh táo. "Nên đi kiểm tra nếu bạn ngủ nhiều hơn 10 tiếng từ ngày này qua ngày khác”, bác sĩ Andrew Varga làm việc ở phòng Phổi và Chăm sóc giấc ngủ tại Trung tâm y tế Langone, New York cho biết.

Một nguyên nhân có thể là hiện tượng tuyến giáp giảm hoạt động, có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trên 60 tuổi. 

Sự phát triển từ từ của căn bệnh này gây mệt mỏi và tăng cân, tăng nhanh những dấu hiệu lão hóa. Ngủ quá nhiều cho thấy bạn cần phải kiểm tra tuyến giáp và có những biện pháp điều chỉnh sự trao đổi chất cho phù hợp. 

Ngủ quên cũng có thể là phản ứng của cơ thể với một nhiễm trùng tiềm ẩn. Trong trường hợp đó, giấc ngủ trở nên ngắn lại. 

Triệu chứng:  Mỗi sáng bạn thức dậy và đều cảm thấy mệt mỏi
sleepy500

Điều này có nghĩa là: Bạn bị ngưng thở trong khi ngủ hoặc trầm cảm

Bạn đã ngủ đủ giấc, nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ khi thức dậy, có thể bạn bị ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ của bạn, nhưng bạn không nhớ điều đó. "Một người có thể thức giấc hàng trăm lần một đêm, nhưng khi tỉnh dậy, họ chỉ nghĩ rằng mình thức 1-2 lần”, John Winkelman, một nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts nói.

Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc chứng này, hãy thử nằm ngửa và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn khi thức dậy vào sáng hôm sau. Nếu nằm ngửa không mang lại tác dụng, hãy nói chuyện với bác sĩ. 

Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe không mong muốn bao gồm đau tim, vì vậy bạn nên lưu tâm đến vấn đề này.

Một nguyên nhân nữa khiến bạn luôn mệt mỏi đó là trầm cảm - thường đi liền với vấn đề giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ đủ giấc, hãy cân nhắc đó có phải là rối loạn tâm trạng hay không và nói chuyện với một bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng: Bạn luôn thức dậy lúc 5h sáng bất kể đi ngủ vào giờ nào

Điều này có nghĩa là: Rối loạn nhịp điệu đồng hồ sinh học.

Buồn ngủ là một phần của nhịp sinh học. Nó tăng lên khi ngày qua đi, cho đến khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, và giảm vào ban đêm. 

Vì vậy, nếu bạn thức dậy trước khi mặt trời lên và không thể ngủ lại được nữa, bạn đang dần mất đi cảm giác buồn ngủ rồi, theo Winkelman.

Đây không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dậy quá sớm, bạn có thể bị một chứng rối loạn sinh học gọi là hội chứng đi ngủ sớm. Hội chứng này sẽ gây ảnh hưởng nếu bạn thuộc tuýp người thích giao tế - bạn buồn ngủ và đi ngủ trong khi mọi người còn đang ăn tối. Dùng melatonin và hạn chế tiếp xúc ánh sáng nhân tạo khi bạn thức dậy là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng rối loạn nhịp sinh học này.  

Triệu chứng: Bạn không thể ngủ mà không xem TV đến tận khuya
3

Điều này có nghĩa là: Lo lắng.

Bạn chỉ buồn ngủ khi xem truyền hình đến tận khuya. Tuy nhiên, các chương trình truyền hình cũng có thể làm bạn phân tâm. "Một căn phòng tối và yên tĩnh có thể xóa tan những vấn đề tâm lý”, Winkelman nói. TV sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và làm bạn cảm thấy lo lắng." Một lý do khác để ngừng xem TV: ánh sáng của TV làm tăng kích thích tố căng thẳng trong cơ thể chúng ta, vì vậy các chuyên gia giấc ngủ khuyên chúng ta nên tĩnh tâm tước khi đi ngủ bằng cách thiền hay đọc tiểu thuyết.

Triệu chứng: Bạn thức dậy và không thể ngủ lại

Điều đó có nghĩa là: Hội chứng chân không nghỉ.

Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc cảm giác khó chịu ở chân không thể kiểm soát được làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục. 

Hội chứng này ảnh hưởng đến 3% dân số. Nó bắt nguồn từ lượng dopamine bất thường trong cơ thể, dopamine liên quan đến điều khiển cử động và các tế bào thần kinh.

Hội chứng này thường bắt đầu vào đầu buổi tối, lên cao vào nửa đêm và đánh thức bạn khi đang ngủ bằng những cử động giật chân vô thức. 

Giống như hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ liên quan đến sự gia tăng các cơn đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng đi khám và kiểm soát nó bằng thuốc theo toa.

Triệu chứng: Bạn ăn vặt khi đang ngủ
4

Điều đó có nghĩa là: Bạn bị mộng du hoặc và có hành vi bất thường trong khi ngủ.

Erik St. Louis, một bác sĩ tại phòng khám Giấc ngủ Mayo cho biết, gần đây có một bệnh nhân của ông trong khi ngủ đã rải thạch rau câu khắp nơi, và sau đó lại cất vào trong tủ lạnh. Những người bị mộng du có thể ăn một bữa ăn nhẹ, đi bộ sau đó lại trở về giường mà không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Điều này thực sự đáng sợ nếu họ lái xe.

Một vấn đề lớn nữa là hành vi bất thường trong khi ngủ: Khi đó người ta hành động đúng như những gì diễn ra trong giấc mơ, vì bộ não không thể điều khiển các cơ dừng lại. 

Điều này có thể dẫn đến việc nhảy qua cửa sổ rất nguy hiểm. "Có mối liên quan giữa tâm lý và hành vi bất thường trong khi ngủ”, bác sĩ Louis nói. Ông cảnh báo rằng uống quá nhiều thuốc chống trầm cảm có thể khởi phát hai hiện tượng trên.

Mộng du là tín hiệu của một trục trặc lớn hơn, rằng não bộ đang gặp vấn đề khi kiểm soát cơ bắp. Đây thậm chí có thể dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson. Mộng du hoặc có hành vi bất thường trong khi ngủ có thể được điều trị bằng melatonin hoặc toa Clonazepam.

Triệu chứng: Bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm
di tieu 2 lan 1 dem con duong ngan nhat dan den suy than 1 1507798537 width640height479

Điều này có nghĩa là: Bệnh tiểu đường

Nếu bạn thức dậy để đi tiểu nhiều hơn một lần hoặc hai lần mỗi đêm, bạn có thể bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. 

Đi tiểu thường xuyên là sản phẩm phụ của việc đường trong máu cao, khiến thận phải làm thêm giờ để hấp thụ và lọc ra đường dư thừa. 
iStock 467007054 800px


Thận sau đó phải lọc nhiều chất lỏng hơn và tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Nhưng nó cũng có thể chỉ là bạn đã uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu điều này kéo dài dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ. 

Triệu chứng: Bạn hay trở mình, tim đập thình thịch
iStock 467007054 800px

Điều này có nghĩa là: Tuyến giáp hoạt động quá mức.

Có lẽ bạn đang sợ hãi vì mới xem một bộ phim ma, hoặc lo lắng cho buổi họp ngày mai. Nhưng nếu bạn thường xuyên mất ngủ, tim đập nhanh, và khó chịu, bạn có thể bị cường giáp - gây nhiễu loạn giấc ngủ, theo Winkelman. 

Hormone tuyến giáp sản xuất quá nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất và làm bạn giảm cân nhanh chóng. Một khả năng khác là bệnh Graves - một rối loạn miễn dịch gây bồn chồn và khó ngủ.

Tổng số điểm của bài viết là: 1414 trong 352 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 352 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới

Những tác dụng đặc biệt của quả óc chó mà bạn không ngờ được

Những tác dụng đặc biệt của quả óc chó mà bạn...

Quả óc chó được ví là “vua của các loại hạt”, đặc biệt tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em. Không chỉ có thế, mới đây...

Bài viết liên quan

2 cách làm trắng da bằng bột gạo không tỳ vết

2 cách làm trắng da bằng bột gạo không tỳ vết

Phái đẹp đang rần rần chia sẻ 2 cách làm trắng da bằng bột gạo trên các diễn đàn làm đẹp ngày nay. Bạn đã biết 2 công...

5 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm mà mọi người cần lưu ý.

5 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm mà mọi người...

Buổi sáng thường sẽ là thời gian bạn tràn đầy năng lượng nhất bởi cơ thể đã làm mới mình sau một ngày dài mệt mỏi. Thế...

Thức uống cho người cao huyết áp

Thức uống cho người cao huyết áp

Huyết áp cao có thể được cải thiện qua chế độ ăn uống. Một số loại nước uống quen thuộc có thể giảm huyết áp.  cao...

Người bị tiểu đường nên ăn và không nên ăn gì?

Người bị tiểu đường nên ăn và không nên ăn gì?

"Người bị tiểu đường nên ăn gì?” là câu hỏi phổ biến nhất trong giới những người bị bệnh này và ở bài này xin liệt kê...

7 thực phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho phái nữ

7 thực phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho phái...

Phụ nữ biết cách chăm sóc sắc đẹp cho mình bằng mỹ phẩm. Tuy nhiên, cách làm đẹp an toàn nhất, hiệu quả nhất chính là bổ...

4 sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay

4 sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay

Rau muống tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn không đúng cách, dễ rước họa vào thân. Sau đây là 4 sai lầm khi ăn rau muống...

6 dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

6 dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em có biểu hiện khá rõ rệt. Chỉ cần chịu khó quan sát và chú ý đến trẻ, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận...

3 Công thức đặc trị thâm mụn bằng bột yến mạch bất chấp mọi vết thâm

3 Công thức đặc trị thâm mụn bằng bột yến mạch bất...

Đôi bạn “mụn và thâm” dường như luôn là kẻ thù số một của tất cả các chị em. Vết thâm được hình thành từ những thương...

6 thói quen bảo vệ cột sống của bạn

6 thói quen bảo vệ cột sống của bạn

Cột sống bị suy yếu sẽ gây trở ngại cho toàn bộ hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như đau...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây