Dù thịt vịt bổ dưỡng nhưng nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì hãy tránh xa món ăn này.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ trong một tuần bạn nên ăn thịt vịt ít nhất một lần để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và giúp ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống của bạn.
Thành phần thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Để khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, mỗi buổi sáng, nên ăn 1 quả trứng vịt muối. Nếu trộn trứng vịt với bột sò biển để tráng lên ăn thì tác dụng chữa bệnh càng cao.
Tuy vậy, không phải ai cũng nên ăn món ăn này.
1. Người đang bị cảm
Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.
2. Người bị bệnh gout
Trong thịt vịt có chứa một lượng purin cao, nó có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. tinh thể uric lắng đọng trong. Là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân gout khó chịu mỗi khi ăn thịt vịt xong.
3. Người có hệ tiêu hóa kém
Người có hệ tiêu hóa kém cũng nên ăn ít thịt vịt. Vì thịt vịt có tính hàn dễ làm suy yếu hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch…
4. Người mới phẫu thuật
Đối với người mới phẫu thuật xong, vết thương chưa lành cũng không nên ăn thịt vịt. Vì thịt vịt có chất tanh làm làm cho lâu lành.
Bài viết mới
Bài viết liên quan