Suzanne Steinbaum - Giám đốc chăm sóc sức khoẻ tim của phụ nữ tại bệnh viện Lenox Hill ở New York City cho biết: "Suy tim xảy ra khi các cơ của tim chết hoặc yếu đi. Khi chức năng tim suy yếu, máu không được tuần hoàn dễ dàng, gây ra một loạt các triệu chứng, từ hơi thở ngắn đến mắt cá chân sưng lên, biểu hiện sắc mặt mệt mỏi".
Các chuyên gia đã đưa ra nhận định về tình trạng, bao gồm các triệu chứng, các yếu tố nguy cơ chính, và cách thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bị suy tim.
Có nhiều loại suy tim
Suy tim có thể ảnh hưởng đến tâm thất trái, tâm thất phải, hoặc cả hai. Hình thức thông thường nhất là suy tim tâm thu, khi chức năng của cơ tim giảm đi, và kết quả là máu không phân bố khắp cơ thể.
Một dạng suy tim khác, được gọi là suy tim tâm trương, xảy ra khi trái tim bị suy nhược và không thể bổ sung đầy đủ máu do các bệnh tim mạch khiến cơ tim trở nên dày và cứng, làm buồng tim khó giãn rộng để nhận đủ máu..
Biykem Bozkurt - Giáo sư về tim mạch tại Đại học Y Baylor, Houston, Texas, cho biết: "Suy tim tâm trương thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp và đái đường, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi".
Xác định các triệu chứng không dễ dàng
Xác định liệu một số triệu chứng bạn đang trải qua thực sự có liên quan đến sức khoẻ của trái tim hay không là một thách thức.
Tuy nhiên, khi trái tim không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, các triệu chứng điển hình bao gồm thở ngắn, sưng tấy (chân, mắt cá chân, ho), ho kinh niên, mệt mỏi, ăn kém, hoặc nhịp tim tăng nhanh.
Ví dụ: Vì trái tim suy yếu không thể theo kịp lưu lượng, chất lỏng bắt đầu xâm nhập vào phổi, gây ra tình trạng khó thở .
Đối với lý do tại sao bạn có thể cảm thấy không đói hơn bình thường? Khi ít máu được đưa vào hệ thống tiêu hóa, sự thèm ăn của bạn bị mất đi, làm cho bạn ăn ít đi và không có cảm giác muốn ăn.
Tiến sĩ Steinbaum giải thích: "Chứng suy tim được chẩn đoán tốt nhất qua các triệu chứng. Nếu ai đó thở hổn hển, không thể đi bộ xuống phố thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra tim để đảm bảo rằng nó không có tín hiệu gì nghiêm trọng hơn".
Hoạt động
Bạn nên bắt đầu tập thể dục thường xuyên nếu bạn có nguy cơ bị bệnh tim. Hoạt động thể dục thể thao giúp ngăn ngừa tăng cân (giảm cơ hội phát triển các yếu tố nguy cơ suy tim, như tiểu đường và béo phì), và giữ cho động mạch của bạn khỏe mạnh, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hoạt động thể lực cường độ vừa phải ít nhất hai tiếng rưỡi mỗi tuần.
Không hút thuốc
Tiến sĩ Steinbaum cho biết nhiều loại bệnh tim (như suy tim, đau tim và bệnh động mạch vành) đều có thể ngăn ngừa được. Các yếu tố về lối sống đóng một vai trò rất lớn trong việc làm giảm nguy cơ của những rối loạn tim mạch này.
Hút thuốc đứng đầu danh sách những thói quen cần bỏ.
Tiến sĩ Steinbaum nói: "Mỗi lần ai đó hít phải từ thuốc lá, chúng có khả năng rách lớp mỡ của các động mạch, gọi là nội nhũ. Vì lớp lót này bị mòn, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cũng như nhồi máu cơ tim và suy tim tăng lên. Ngừng hút thuốc là điều dễ ngăn ngừa nhất mà mỗi người có thể làm được".
Tránh xa thức ăn mặn
Tiêu thụ quá nhiều natri làm cho cơ thể giữ được nhiều nước hơn (đó là lý do tại sao thức ăn có mặn có thể làm bạn cảm thấy cơ thể như sưng lên).
Vậy tại sao điều này quan trọng đối với suy tim? Tiến sĩ Bozkurt giải thích: "Sự dư thừa chất lỏng có thể làm giãn các buồng tim và có thể góp phần làm suy giảm cơ học bơm của tim ở những bệnh nhân bị suy tim.
Hãy thử sử dụng các chất tăng cường hương vị khác mà sẽ không làm tăng natri của bạn, chẳng hạn như rau mùi tây, húng quế và gừng".
Chọn lựa chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
Tiến sĩ Bozkurt nói: "Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng đối với bệnh nhân bị suy tim. Cũng như các dạng bệnh tim mạch khác, hãy đảm bảo nạp thức ăn của bạn với nhiều thức ăn có lợi cho tim.
Một số lựa chọn tốt nhất: cá hồi (nó chứa nhiều axit béo omega-3), bơ (chất béo lành mạnh khác), bột yến mạch (đó là một nguồn chất xơ hoà tan tốt, có thể giúp giảm cholesterol), các loại hạt (nhiều chất xơ) và nhiều sản phẩm tươi, chẳng hạn như quả việt quất, trái cây có múi và cà chua".
Điều trị thích hợp
Nếu bạn đã được chẩn đoán bị suy tim, hãy biết rằng có nhiều cách điều trị để điều trị tình trạng này.
Tiến sĩ Bozkurt cho biết: "Những chiến lược điều trị này cải thiện sự sống còn và giảm tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân suy tim có triệu chứng suy tim sung huyết".
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân suy tim có thể xem xét cấy ghép tim hoặc các thiết bị hỗ trợ thất trái.
Tiến sĩ Steinbaum nói: "Biện pháp này là cần thiết nếu thuốc men và lối sống thay đổi thực sự không hiệu quả.
Học tập lối sống lành mạnh xung quanh
Điểm mấu chốt nào để có trái tim khỏe mạnh? Tiến sĩ Steinbaum nhấn mạnh: "Hãy ăn uống khoa học và vận động, thậm chí chỉ cần đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, là một phần rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe và ngăn ngừa suy tim".
Bài viết mới
Bài viết liên quan