Khi thực phẩm bị hỏng chúng ta thường cảm thấy tiếc khi phải bỏ đi và thường gọt đi những phần bị hỏng, mọc mầm rồi tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên điều này sẽ cực kì có hại nếu thực phẩm đó là những loại củ được liệt kê dưới đây.
Khoai tây
Trong khoai tây có chứa solanine, trong chất này có chứa chất độc tên là acid cyanic cực cao. Các chất này sẽ được sinh ra khi củ khoai quá già,tinh bột trong khoai sẽ biến đổi thành những chất cực độc tích tụ ở mầm và vỏ. Nếu ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn có thể gây sốt cao, hạ thân nhiệt và thậm chí là tử vong. Vì vậy khi chọn khoai bạn nên chọn những củ nặng, chắc tay và vỏ còn vàng, tuyệt đói không nên chọn những củ đã mọc mầm.
Khoai lang
Khi quá già, củ khoai lang sẽ chứa một lượng chất độc cực lớn mang tên glycoalkaloid. Chất độc này nếu vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra hàng loạt các triệu chứng như ói mửa, đau bụng, chóng mặt,... Cho nên khi mua khoai bạn không nên chọn những củ đã mọc mầm và khi mua về phải bảo quản chúng ở nơi khô và mát, tránh để ở những nơi nóng ẩm sẽ khiến khoai mau mọc mầm hơn.
Đậu phộng
Aflatoxin là chất độc gây ung thư gan, chất này được sinh ra trong những hạt đậu phộng đã mọc mầm. Đây lại là loại độc tố bền nên không thể bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ cao. Vì vậy việc đun, nấu chỉ làm cho các bào tử nấm biến mất nhưng chất độc thì vẫn còn. Để bảo quản đậu phộng không bị mọc mầm, sau khi thu hoạch nên phơi khô đậu kịp thời, bảo quản ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ăn những loại đậu phộng mọc mầm.
Củ gừng
Gừng mọc mầm không những không còn giá trị dinh dưỡng gì mà ngược lại nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của người ăn. Hơn nữa, gừng bị mốc hỏng còn chứa độc tố safrole, loại độc tố có khả năng gây tổn thương và ung thư gan. Vì vậy, khi chọn mua củ gừng bạn nên chọn loại củ có màu sắc tươi sáng, cầm chắc tay, không dập, hỏng mốc để đảm bảo sức khoẻ.
Khoai môn
Thực chất, khoai môn cũng là loại củ mọc mầm nhưng khi sử dụng người ta cắt bỏ đi phần thân và lá. Tuy nhiên, nếu mọc mầm lần nữa thì hoàn toàn không nên tiêu thụ vì nó không còn chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên nữa.
Khoai mì
Các chất alkaloid solanine sẽ được sinh ra khi khoai mì mọc mầm chính điều này khiến cho khoai mì trở thành loại củ cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.
Một số loại thực phẩm mọc mầm cực kì tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có những loại mọc mầm lại cho tác dụng hoàn toàn ngược lại. Hãy lưu ý những loại củ trên để bảo vệ sức khoẻ cho cả nhà bạn nhé!
Bài viết mới
Bài viết liên quan