Trong cuộc sống, ai cũng từng một vài lần đi vay tiền hoặc cho người khác mượn tiền. Những lúc như vậy đều cảm thấy rất khó khăn, cũng là bất đắc dĩ. Lời khuyên dưới đây của vị cao tăng sẽ giúp bạn hiểu ra được nhiều điều.
Một thanh niên tới chùa ngỏ ý muốn xin một lời khuyên từ vị cao tăng, bởi vì anh ta luôn cảm thấy khó khăn khi đi vay tiền hay cho người khác mượn tiền.
Điều khó làm nhất là gì? Là vay mượn!
Vị cao tăng nói với người thanh niên: “Trong lúc khó khăn, nếu có người cho thí chủ vay tiền thì chính là quý nhân của thí chủ. Không chỉ là tiền, một chút giúp đỡ thôi cũng là điều vô cùng đáng quý.
Thời nay người như vậy rất hiếm gặp, nếu như gặp được thì thí chủ nên trân quý cả 1 đời!
Người cho thí chủ mượn tiền lúc thí chủ đang khốn khó, không phải bởi người ta nhiều tiền quá không biết tiêu vào đâu, mà bởi vì họ muốn giúp đỡ thí chủ một chút vào lúc khó khăn ấy.
Thứ cho thí chủ mượn không phải là tiền, mà là một tấm lòng, là sự tin tưởng, là sự động viên, là niềm tin vào khả năng của thí chủ…”
Sự chân thành của bạn bè là tài sản của cả một đời người!
Hy vọng bạn bè có thể mãi đặt niềm tin nơi mình mà không đắn đo gì là điều khó mà làm được! Làm mất lòng tin nơi người khác chính là sự mất mát rất lớn trong đời người!
Vị cao tăng còn khuyên rằng:
Người chủ động trả tiền trước trong các buổi hẹn, không phải bởi họ dư dả tiền bạc, mà bởi họ coi tấm chân tình với thí chủ còn hơn cả tiền bạc.
Lúc hợp tác có thể nhường thí chủ phần lợi hơn, không phải bởi họ ngốc, mà bởi họ là người biết sẻ chia.
Khi công tác nếu luôn chủ động nhận lấy phần việc khó, không phải bởi họ muốn thể hiện bản thân, ấy bởi đó là người có trách nhiệm với tập thể.
Khi gặp mâu thuẫn liền nói lời xin lỗi, không phải do họ sai, mà bởi họ biết điều gì mới đáng để giữ gìn hơn là cái tôi vị kỷ của bản thân.
Người nguyện ý giúp đỡ thí chủ không phải họ nợ thí chủ điều gì, mà bởi họ coi thí chủ là người đáng trân trọng.
Người ta giúp thí chủ vì mối lương duyên quý báu, không phải vì đó là bổn phận, bạn đừng coi đó là lẽ đương nhiên mà coi nhẹ.
Lúc Không Có Tiền Lại Càng Có Thể Nhìn Rõ Nhân Tâm: Khi con người rơi vào cảnh túng quẫn, lúc cảm thấy đau đầu nhất cũng là lúc đo lường khả năng vượt khổ nạn của bản thân. Mặt khác qua cách hành xử của những người xung quanh, chúng ta cũng dễ dàng phân định lòng người thật giả.
Ba kiểu người
Người chủ động cho bạn mượn tiền: Họ chắc chắn là một trong những người quan trọng nhất trong sinh mệnh của bạn. Bởi vì họ sẽ nghĩ mọi cách giải quyết những khó khăn tạm thời cho bạn.
Người mà bạn mở miệng vay tiền nhưng lại không cho bạn vay: Người này chẳng thể kết giao thâm tình. Bởi họ bề ngoài như chí thân chí cốt, những lúc đông vui đủ đầy thì luôn có mặt, nhưng khi bạn thực sự cần sự giúp đỡ, họ lại tránh đi thật xa, lúc bình thường về cơ bản chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi.
Người chế giễu bạn, cười bạn than nghèo kể khổ: Họ không những từ chối giúp đỡ bạn về vật chất, mà còn khiến bạn bị tổn thương. Họ có thể đứng trước mặt mà nói rằng vô cùng nhớ bạn nhưng kỳ thực lại là những người không đáng kết giao nhất. Những người bạn chân chính không thích nói lời ngọt ngào lấy lòng, mà chỉ lặng lẽ giúp đỡ bạn.
Ba câu nói
Người nghèo nhưng chí không nghèo: Con người có thể nghèo tiền, có thể không có tiền, nhưng đừng nghèo ý chí. Con người nhất định phải có chí hướng cao rộng.
Người bạn chân chính không hẳn là người cho bạn mượn tiền, mà là người cho bạn vay cả trái tim: Một người bạn chân chính trong sinh mệnh nhất định sẽ mang đến cho bạn rất nhiều điều xúc động, cho bạn sự ủng hộ lớn nhất trong tâm hồn.
Đừng kể nghèo kể khổ khắp nơi, chẳng ai muốn lắng nghe: Chúng ta cần nghĩ cách thoát khỏi nghèo khó, nhưng đừng than nghèo kể khổ khắp nơi. Hãy thực sự khiến mình trở nên mạnh mẽ, sáng tạo ra cuộc đời mới mới là điều quan trọng nhất.
Quả thực là trong cảnh khó khăn mới tỏ lòng người, nguy nan là nơi tôi luyện sức mạnh nội tâm.
Bài viết mới
Bài viết liên quan